Vốn điều lệ là gì? Thành lập công ty cần phải chứng minh vốn điều lệ

Khởi nghiệp, là con đường mà nhiều người trẻ hiện nay đang hướng tới. Tuy nhiên, trong quá trình thành lập doanh nghiệp, “vốn điều lệ là gì” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những thông tin liên quan đến vốn điều lệ nhé!

Vốn điều lệ là gì?

vốn điều lệ
Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là gì? Nó là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết khi thành lập công ty. Đối với công ty cổ phần, đó chính là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên góp vốn hoặc cổ đông. Hay giá trị cổ phần đã thanh toán khi thành lập công ty. Vốn điều lệ sẽ được ghi trong Điều lệ công ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến phí môn bài phải đóng hằng năm của doanh nghiệp.

  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức phí môn bài hằng năm là 3 triệu đồng.
  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì mức phí môn bài hằng năm là 2 triệu đồng.

Xem thêm:

👉👉👉 Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín có bảo hành – giá chỉ từ 500k

👉👉👉 [BẢNG GIÁ] Dịch Vụ Chữ Ký Số Giá Rẻ – Chính Hãng Uy Tín

👉👉👉 Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín giá rẻ – chỉ từ 1 triệu

Vốn điều lệ công ty cổ phần

Hiện nay, công ty TNHH và công ty cổ phần là hai loại hình được nhiều người lựa chọn nhất khi muốn thành lập doanh nghiệp. Chính vì vậy mà vốn điều lệ của hai loại hình này cũng được mọi người quan tâm đến.

vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty cổ phần

Theo pháp luật quy định (Điều 111 Luật Doanh nghiệp). Đối với công ty cổ phần, đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ của nó được chia thành các phần bằng nhau. Chúng còn được gọi là cổ phần. Qua đó, chúng ta có thể hiểu, vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

Khi thành lập, các cổ đông đăng ký góp vốn bằng đồng Việt Nam. Trong trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản hoặc ngoại tệ thì những tài sản này cần được định giá tương đường với đồng Việt Nam. Điều này nhằm mục đích làm rõ vốn của mỗi cổ đông. Đây sẽ là căn cứ để tính khấu hao và trách nhiệm của họ. Sau khi công ty đã có giấy phép kinh doanh, công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.

Đối với công ty cổ phần, cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn của mình. Vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Vốn điều lệ công ty TNHH

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ của công ty ngay tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên có thể được góp bằng những tài sản như thế nào?

Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 thì:

  • Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

vốn điều lệ
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ bao gồm giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp vào công ty.
  • Số vốn này phải được góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập công ty trong thời gian 90 ngày kể từ khi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp không góp đủ vốn trong thời hạn quy định, chủ sở hữu sẽ phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. 
  • Chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ tài chính của công ty.

Những ai không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp?

Những tổ chức, cá nhân được góp vốn vào công ty TNHH và mua cổ phần từ công ty cổ phần. Tuy nhiên, có những trường hợp bị nhà nước cấm không được tham gia, đó là:

  • Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam dùng tài sản nhà nước góp vốn vào công ty để thu lợi nhuận riêng cho mình.
  • Các cán bộ, công chức không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ và công chức
  • Các sĩ quan, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và vợ chồng không được góp vốn mua cổ phần.
  • Công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, và vợ hoặc chồng không được góp vốn mua cổ phần.

Có cần chứng minh vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp không?

vốn điều lệ
Cần chứng minh vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp không?

Hiện tại, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sẽ không cần phải chứng minh vốn điều lệ nhưng nểu trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có phát sinh vấn đề thì bạn vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ mà bạn đã đăng ký.

Nhưng, bạn đừng vì điều này mà lại đăng ký mức vốn quá thấp hoặc quá cao so với năng lực tài chính thực sự của mình. Điều này được cảnh báo là không nên. Vì với số vốn đăng ký quá cao, trong trường hợp làm ăn thất bại dẫn đến nợ khách hàng, phá sản, không có khả năng chi trả cho ngân hàng (trong trường hợp vay vốn ngân hàng) thì bạn vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bằng đúng số vốn mà mình đã đăng ký.

Ngược lại, khi đăng ký vốn điều lệ quá thấp so với khả năng tài chính của mình, thì trong quá trình kêu gọi đối tác hợp tác hoặc vay vốn Ngân hàng bạn sẽ khó tạo được lòng tin đối với họ. Vì số vốn điều lệ quá thấp, bạn không thể hiện được tiềm lực tài chính và quy mô của doanh nghiệp mình, từ đó họ rất khó tin tưởng bạn.

Vốn điều lệ nên để bao nhiêu?

Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ sẽ không có câu trả lời chính xác cho bạn. Nó tùy thuộc vào  loại hình doanh nghiệp, quy mô hoạt động và khả năng tài chính của bạn.

Vốn điều lệ
Vốn điều lệ nên để bao nhiêu?

Trong trường hợp bạn là người mới lần đầu thành lập công ty, mọi thứ còn mới mẻ và chưa có nhiều khách hàng và kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp nên bạn có thể để số vốn điều lệ vừa đủ khả năng của mình. Khi bạn kinh doanh bắt đầu ổn và có nhiều kinh nghiệm thì lúc ấy có thể điều chỉnh tăng vốn sau.

Trong trường hợp bạn đã từng thành lập công ty hoặc đã có công ty, đối tác sẵn thì có thể mạnh dạn đăng ký mức vốn điều lệ cao để nâng tầm doanh nghiệp của mình so với những công ty mới khởi nghiệp khác.Nội dung bài viết là những thông tin về vốn điều lệ mà bạn cần tìm hiểu trước khi khởi động doanh nghiệp của mình. Nếu đang quan tâm về những vấn đề trên, đặc biệt là dịch vụ kế toán. Hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn cho bạn kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *