Thuế Xuất Nhập Khẩu Có Tính Vào Chi Phí Hợp Lý Không?

Xác định thuế xuất khẩu có được tính vào chi phí không sẽ giúp kế toán hạch toán chính xác đồng thời đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, tránh các rủi ro liên quan đến nguồn tiền.

1. Thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không

Thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không? trên thực tế không ít các trường hợp có tính và không tính thuế xuất nhập khẩu vào chi phí. Vậy hạch toán đúng như thế nào?

1.1. Căn cứ pháp lý quy định các khoản chi được trừ

Để nắm được thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không kế toán cần nắm được quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thuế. Căn cứ pháp lý xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

  • Thông tư 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính

Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 (được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) có quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.”
Căn cứ vào các khoản chi được trừ theo quy định tại Khoản 1  Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung) nêu trên kế toán xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

1.2. Thuế xuất nhập khẩu được tính vào chi phí hợp lý

Căn cứ vào các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì thuế xuất nhập khẩu được tính vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên, khoản thuế xuất nhập khẩu này sẽ phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có thuế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp cần có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật chứng minh khoản thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu đã nộp.

Lưu ý:

  • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính vào chi phí được trừ theo số tiền thuế thực tế phải nộp.
  • Nếu doanh nghiệp có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được hoàn, thì phải điều chỉnh giảm chi phí đã được khấu trừ tương ứng khi hạch toán thu nhập chịu thuế.

 

2. Các trường hợp nào được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu?

Tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

“Hoàn thuế

1. Các trường hợp hoàn thuế:

a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;

b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;

c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;

d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;

đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.

Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

2. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.

3. Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”

Như vậy, các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:

– Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;

– Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;

– Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;

– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;

– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

4. Các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì?

Tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

“Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất

1. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

2. Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.

4. Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.

5. Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.”

Như vậy, các nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:

– Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu;

– Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế;

– Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.

– Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.

– Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô;

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về Dịch vụ kế toán và Phần mềm hóa đơn điện tử, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:

CÔNG TY DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP PHÚ THỊNH

  • Trụ sở Hà Nội: TT6.2B-83 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
  • VPĐD HCM: 279-281 Đường Cộng Hòa, Tân Bình, HCM
  • Hotline: 0886.678.555 – 0947.770.222

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *