Thời Hạn Nộp Báo Cáo Thuế

 

Theo định kỳ, các kế toán viên sẽ cần thực hiện công việc nộp các loại báo cáo thuế. Tuy nhiên, thông tư, văn bản thuế thay đổi liên tục, dẫn đến dễ xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót khi khai báo thuế. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến thời hạn nộp báo cáo thuế.

Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế chính là hoạt động kê khai các loại hóa đơn thuế GTGT đầu vào. Nó được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ. Và các hóa đơn bán hàng được chính đơn vị phát hành là thuế Giá trị gia tăng đầu ra. 

Có thể thấy rằng, báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thời hạn nộp báo cáo thuế.

Do đó, việc nắm rõ và chính xác các quy định của pháp luật về báo cáo thuế là rất cần thiết. Bao gồm các loại tờ khai thuế doanh nghiệp cần nộp, thời hạn nộp báo cáo thuế. 

Thời hạn nộp báo cáo thuế 

Thời hạn nộp các loại báo cáo thuế gồm các loại tờ khai:

  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT), 
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), 
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),
  • Báo cáo tình hình sử dụng các loại hóa đơn.

Thời hạn nộp báo cáo thuế được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Nộp báo cáo thuế tháng: Chậm nhất là ngày 20 đối với tháng tiếp theo liền kề.
  • Nộp báo cáo thuế quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo liền kề.
  • Thời hạn nộp báo cáo thuế năm: Chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau liền kề.
  • Doanh nghiệp kê khai thuế theo từng đợt phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.
  • Tờ khai quyết toán thuế năm: Chậm nhất là vào ngày thứ 90 tính kể từ ngày kết thúc của năm tài chính. Với trường hợp doanh nghiệp chia tách, sáp nhập hoặc hợp nhất thì có chuyển đổi hình thức sở hữu. Hay bị giải thể, bị chấm dứt hoạt động thì thời hạn nộp báo cáo thuế chậm nhất là vào ngày thứ 45. Thời hạn này được tính kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định.

Cách làm các loại báo cáo thuế

Ngoại trừ các kỳ báo cáo thuế bất thường thì báo cáo thuế theo tháng và theo quý gồm các loại thuế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo thuế GTGT

Báo cáo thuế GTGT được thực hiện theo 2 cách: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

  • Theo phương pháp khấu trừ gồm những loại giấy tờ sau:
    • Tờ khai thuế GTGT dựa theo mẫu số 01/GTGT.
    • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa và dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT.
    • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa và dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT.
    • Các loại phụ lục khác (nếu có).
  • Theo phương pháp trực tiếp thực hiện như sau:
    • Trực tiếp theo GTGT. Thực hiện làm tờ khai thuế GTGT dựa theo yêu cầu của mẫu số 03/GTGT. 
    • Trực tiếp theo doanh thu. Thực hiện làm tờ khai thuế GTGT dựa theo yêu cầu của mẫu số 04/GTGT. 
    • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa và dịch vụ bán ra theo mẫu số 04-1/GTGT.

Báo cáo thuế TNCN

Các báo cáo thuế TNCN cần chuẩn bị các loại giấy tờ gồm có:

  • Tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 02/KK-TNCN. Loại tờ khai này dành cho các doanh nghiệp trả tiền lương.
  • Tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 03/KK-TNCN. Loại tờ khai này dành cho doanh nghiệp thực hiện trả đầu tư vốn hoặc chuyển nhượng chứng khoán.

Cần lưu ý rằng, chỉ thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng. Nếu trong tháng đó có phát sinh số tiền thuế TNCN thì phải nộp trên 50 triệu đồng. Nếu không có phát sinh thì không cần nộp tờ khai. Đồng thời, tờ khai theo mẫu 01/KK-TNCN và tờ khai mẫu 01/KK-SK áp dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp hay từng hình thức kinh doanh phù hợp.

Một số điều cần chú ý khi làm báo cáo thuế 

Trong quá trình tiến hành làm báo cáo thuế, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Sắp xếp hóa đơn lần lượt theo thứ tự ngày tháng.
  • Khi thực hiện các bước hạch toán trên phần mềm kế toán. Người thực hiện phải phân biệt được đâu là hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, công cụ và dụng cụ.
  • Khi lưu trữ hóa đơn hoặc các chứng từ nên photo ra. Tránh trường hợp bị thất lạc dữ liệu.
  • Kê khai cẩn thận và thực hiện xong cần kiểm tra lại.
  • Đối với báo cáo thuế tháng thì nên thực hiện hạch toán ở phần mềm kế toán. Đồng thời, kiểm tra, chỉnh sửa trước khi cho ra dữ liệu và tiến hành nộp tờ khai.
  • Xử lý các vấn đề có liên quan đến tài khoản đối với bảng cân đối kế toán.
  • Quyết toán thuế TNDN trước nhằm so sánh với sự chênh lệch số liệu thuế TNDN. Góp phần tạo bút toán để xử lý phần chênh lệch thuế TNDN. Từ đó, kết chuyển và lập báo cáo tài chính.
  • Báo cáo thuế hàng tháng nên được thực hiện theo các vấn đề liên quan như: Thuế, chi phí, lợi nhuận,… Để cuối năm không bị quá tải khi lập báo cáo tài chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *