Quy định về thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết và thủ tục

Thanh lý tài sản là hoạt động khá phổ biến tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Tài sản cố định được thanh lý là những tài sản mà doanh nghiệp đã thu hồi đủ số vốn đầu tư. Hoặc trường hợp thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết do sự hư hỏng nặng nề, lạc hậu và lỗi thời của tài sản. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến việc thanh lý tài sản chưa khấu hao hết.

Quy định thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết

Việc thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết được quy định rõ tại điểm 3.2 khoản 3 điều 35 của Thông tư số 200/2014 và khoản 1 điều 31 Thông tư số 133/2016. Đây là các thông tư hướng dẫn về các chế độ kế toán của doanh nghiệp.

Khi thanh lý tài sản cố định thì doanh nghiệp phải thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý. Hội đồng thanh lý thực hiện việc tổ chức hoạt động thanh lý theo đúng trình tự thủ tục theo quy định của phát lập. 

Biên bản thanh lý thì được lập thành 2 bản khác nhau. 1 bản giao cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, bản còn lại giao cho bộ phận quản lý tài sản cố định.

quy định thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết

Chi tiết về quy định của pháp luật liên quan đến tài sản cố định chưa hết khấu hao hết

Ngoài ra, đối với tài sản cố định chưa tính đủ khấu hao nhưng đã hư hỏng thì phải xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm liên quan đến việc hư hỏng. Trong trường hợp này phải xử lý bồi thường và phần còn lại chưa thu hồi. Nếu số tiền đó không được bồi thường thì phải bù đắp bằng số tiền thu được do thanh lý và số tiền này do lãnh đạo công ty quyết định.

Tuy nhiên số tiền thu thanh lý và bồi thường không đủ để bù đắp phần giá trị chưa khấu hao hết thì phần chênh lệch sẽ được tính là lỗi về thanh lý tài sản cố định. Và sẽ được ghi vào chi phí khác.

Xem thêm:

👉👉👉 Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín có bảo hành – giá chỉ từ 500k

👉👉👉 [BẢNG GIÁ] Dịch Vụ Chữ Ký Số Giá Rẻ – Chính Hãng Uy Tín

👉👉👉 Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín giá rẻ – chỉ từ 1 triệu

Thủ tục thanh lý tài sản cố định chưa hết khấu hao

Để thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hoàn toàn thì các doanh nghiệp phải đảm bảo tuân theo các thủ tục dưới đây. Quy trình thanh lý bao gồm các bước:

Bước 1: Lập danh mục các tài sản thanh lý

Căn cứ vào việc kiểm kê tài sản và theo dõi quá trình sử dụng tài sản, bộ phận quản lý tài sản phải lập danh mục thanh lý lý theo mẫu đã quy định. Sau đó, người lập sẽ trình lên lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt.

Bước 2: Ra quyết định thanh lý

Khi danh mục tài sản thanh lý đã được phê duyệt thì doanh nghiệp ra quyết định thanh lý tài sản. Khi đã có quyết định, doanh nghiệp thành lập hội đồng kiểm kê để đánh giá lại tài sản.

Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý

Hội đồng thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết  sẽ đánh giá dựa vào thành gian, các thức hoạt động cũng như về tình trạng giá trị, khấu hao hiện tại. Hội đồng sẽ bao gồm các thành phần sau:

thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết

Hội đồng thanh lý tài sản được thành lập sau khi có quyết định 

  • Chủ tịch hội đồng (lãnh đạo doanh nghiệp)
  • Kế toán trưởng và kế toán tài sản
  • Đại diện bộ phận quản lý tài sản
  • Đại diện đoàn thể gồm có công đoàn và thanh tra nhân dân
  • Người có hiểu biết về tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

Bước 4: Tiến hành thanh lý và tổng hợp kết quả

Tài sản tiến hành thanh lý và đưa ra kết quả cuối cùng. Sau đó trình lãnh đạo doanh nghiệp để quyết định hình thức xử lý tài sản hợp lý nhất. Cuối cùng, hội đồng sẽ lập biên bản thanh lý tài sản. Dựa vào biên bản, kế toán sẽ tiến hành ghi giảm giá trị tài sản theo quy định. Đây là bước cuối cùng của thủ tục thanh lý tài sản cố định chưa hoàn toàn khấu hao.
Hạch toán thanh lý tài sản cố định khấu hao chưa hoàn toàn.

Dựa vào biên bản thanh lý và những chứng từ liên quan thì doanh nghiệp hạch toán thanh lý tài sản cố định  khấu hao chưa hoàn toàn như sau:

Để phản ánh số thu nhập liên quan đến thanh lý tài sản cố định các bạn có thể hạch toán như sau:

  • Ghi Nợ các tài khoản 111, 112, 113 (tổng giá trị thanh toán)
  • Ghi Có tài khoản 711 (thu nhập chưa có thuế giá trị gia tăng) – thu nhập khác
  • Ghi có tài khoản 331 – Số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp phải nộp.

thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết

Hạch toán khi thanh lý  tài sản cố định chưa khấu hao hết 

Về các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động thanh lý tài sản cố định thì việc hạch toán sẽ là:

  • Ghi Nợ tài khoản 811 – chi phí khác
  • Ghi Nợ tài khoản 133 – Số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
  • Ghi có các tài khoản 111, 112, 141, 331 tổng chi phí phải thanh toán

Về việc ghi giảm nguyên giá tài sản cố định thanh lý thì doanh nghiệp phải hạch toán với các khoản như sau: 

  • Ghi Nợ tài khoản 811 – về hao mòn tài sản cố định
  • Ghi Nợ tài khoản 811 – về chi phí khác
  • Ghi Có tài khoản 211 – nếu là tài sản cố định hữu hình
  • Ghi Có tài khoản 213 – nếu là tài sản cố định vô hình. 

Như vậy, trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết. Các doanh nghiệp có thể tham khảo và trong quá trình thanh lý thì nên lựa chọn thời điểm thích hợp để tránh lãng phí giá trị sử dụng còn lại của tài sản. Nếu mọi người còn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về việc định khoản thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao thì hãy comment vào dưới bài viết này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *