Những lưu ý bạn cần phải biết về con dấu công ty trong kinh doanh

Con dấu công ty là phương tiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Nó được sử dụng để đóng trên các văn bản, hợp đồng, giấy tờ…Bên cạnh đó, con dấu còn thể hiện được tính pháp lý trên các giấy tờ đó. Vậy, bạn cần lưu ý những điều gì khi sử dụng con dấu? Chúng ta hãy cùng tìm kiếm câu trả lời ở nội dung bài viết này nhé!

Các loại con dấu công ty

Đầu tiên, con dấu công ty

Là phương tiện bắt buộc trong doanh nghiệp và nó có tính pháp nhân. Trong đó, con dấu đỏ là con dấu có giá trị về mặt pháp lý đại diện cho chính doanh nghiệp của bạn khi giao dịch ở bên ngoài. Tuy vậy, nó chỉ có hiệu lực khi doanh nghiệp bạn đã thực hiện nghĩa vụ thông báo mẫu dấu đến phòng đăng ký kinh doanh địa phương.

con dấu công ty

Theo quy định mới nhất tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng hình thức và loại dấu cần sử dụng đồng thời cũng được quyết định về việc tự quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp.

➡️➡️➡️ Xem thêm: Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín giá rẻ – chỉ từ 1 triệu

➡️➡️➡️ Xem thêm: Dịch Vụ Chữ Ký Số Giá Rẻ – Chính Hãng Uy Tín

➡️➡️➡️ Xem thêmDịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín có bảo hành – giá chỉ từ 500k

Tiếp theo, con dấu chức danh dành cho cấp lãnh đạo

Trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thường xuyên giao dịch và ký kết hợp đồng. ban hành văn bản nội bộ… nên con dấu chức danh dành cho các cấp lãnh đạo hay cá nhân có thẩm quyền là thật sự cần thiết. hiện nay. chúng ta chưa có quy định nào về việc giới hạn đối tượng làm con dấu chức danh. Tuy nhiên, con dấu chức danh thường dành cho chủ tịch, phó giám đốc, phó trưởng phòng hoặc là chủ nhóm dự án trong công ty.

con dâu chức danh

Thứ 3, con dấu thông tin, địa chỉ công ty và mã số thuế

Loại dấu này có chức năng hỗ trợ tuyệt vời cho bạn, khi mà doanh nghiệp của bạn phải thường xuyên giao dịch.  Bạn sẽ không cần phải ghi lại thông tin của công ty khi làm việc bởi vì mọi thông tin cần thiết đã được khách sạn lên con dấu này. 

Thứ 4, con dấu có tên kèm với chữ ký trong doanh nghiệp

con dấu có tên cùng chữ ký

Có một số vị trí công việc cần loại con dấu này như là: nhân viên kế toán, nhân viên mua hàng hoặc nhân viên kinh doanh… Họ cần có sử dụng con dấu tên và chữ ký để xử lý công việc được gọn nhẹ hơn. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn nên khuyến khích nhân viên sử dụng con dấu này để tăng tính hiệu quả trong công việc. Còn nếu bạn là nhân viên, đặc biệt là nhân viên bán hàng thì nên làm con dấu có kèm theo số điện thoại để hỗ trợ công việc được tốt hơn. 

Cuối cùng, con dấu có chức năng xác nhận, đã thu/chi tiền

con dấu thu chi

Loại dấu này sẽ có nội dung xác nhận các hóa đơn đã xuất/nhập kho, đã thanh toán hoặc đã thu/chi….  Những nhân viên ở bộ phận kế toán, bán hàng, thu ngân thường là đối tượng sử dụng lại dấu này. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy con dấu này được đóng trong hóa đơn mỗi khi bạn mua hàng trong cửa hiệu.

Giá trị pháp lý con dấu tròn và con dấu vuông

Chúng ta thường hay thắc mắc con dấu tròn và con dấu vuông, loại dấu nào là có giá trị về mặt pháp lý và chúng được sử dụng khi nào? trong trường hợp nào?con dấu tròn

Theo Luật doanh nghiệp 2005 về nội dung và hình thức của con dấu doanh nghiệp phải được tuân theo quy định của Chính phủ (Nghị định 58/2001/NĐ-CP và Thông tư 21/2012/TT-BCA). Văn bản này có nêu con dấu doanh nghiệp phải là con dấu tròn, tức là con dấu tròn mới có giá trị về mặt pháp lý.

Đến sau ngày 01/7/2015 thì việc sử dụng con dấu sẽ thực hiện và tuân thủ theo Luật doanh nghiệp 2014, luật này quy định doanh nghiệp được quyền tự quyết định về số lượng con dấu miễn sao đảm bảo các nội dung về tên và mã số doanh nghiệp. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Như vậy, sau ngày 01/7/2015 con dấu tròn hay con dấu vuông đều sẽ có hiệu lực về mặt pháp lý.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định về việc khai báo mẫu dấu tại Luật Doanh nghiệp 2014. Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu như đã nói trên, cũng không cần phải đảm bảo nội dung về tên và mã số doanh nghiệp.

Quy định về sử dụng con dấu công ty

Tại điều điều 43 quy định về dấu của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có quyền tự quản lý, bảo quản và lưu trữ con dấu theo quy định hoặc quy chế do doanh nghiệp, văn phòng đại diện chi nhánh hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.. Hiểu đơn giản hơn công ty sau khi đã khắc dấu xong sẽ ban hành quyết định sử dụng mẫu dấu của công ty.

Cách đóng dấu

Đóng dấu chữ ký

  • Bạn chỉ được đóng dấu khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền. Không nên đống bừa.
  • Con dấu đóng bên trái, trùm lên trên 1/3 chữ ký của người có thẩm quyền. Một phần của con dấu sẽ trùm lên họ tên, 1 phần trùm lên chức danh.
  • Dấu đóng phải đúng chiều và rõ ràng, đúng màu mực đỏ.

Đóng dấu giáp lai

  • Đóng ở giữa mép trái hoặc phải của tài liệu, xếp tài liệu theo hình dẻ quạt và đóng trùm lên tất cả các trang, phải đảm bảo trang nào cũng có dấu đóng.
  • Không đóng đè lên nội dung của văn bản
  • đóng dấu giáp lai
  • Nội dung trên là những lưu ý mà bạn cần biết về con dấu và các loại dấu trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ mang đến kiến thức hữu ích cho bạn để bạn phục vụ công việc được tốt hơn. Đừng ngần ngại liên hệ đến chúng tôi nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ chữ ký số. Hãy truy cập vào giaiphapdoanhnghiep.com.vn để biết thêm thông tin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *