Sản phẩm là gì? 4 chu kỳ phát triển của sản phẩm

Sản phẩm là gì? Đó là câu hỏi tưởng chừng là dễ nhưng không phải ai cũng có thể trả lời đúng. Để có thể làm rõ định nghĩa sản phẩm (Product) và nó có những cấp độ và cách phân loại nào thì các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sản phẩm là gì? 

Khi nói tới sản phẩm, người ta thường có suy nghĩ “sản phẩm là những thứ vật chất cụ thể, những thứ mà chúng ta có thể quan sát, cầm, sờ vào nó được).

sản phẩm là gì
Sản phẩm là gì?

Nhưng trong thị trường kinh doanh thì sản phẩm lại được định nghĩa hoàn toàn khác. Nó ở một phạm trù rộng hơn rất nhiều những thứ mà định nghĩa ở trên nêu ra.

Sản phẩm là tất cả những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra trào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng của người tiêu dùng.

Sản phẩm bao gồm cả những vật thể hữu hình và vô hình:

  • Hữu hình (cái bàn, laptop, tivi,…) những thứ có thể cầm, sờ, quan sát
  • Vô hình (các dịch vụ tư vấn khách hàng, chế độ bảo hành sau mua hàng) Những thứ phi vật chất.

➡️➡️➡️ Xem thêm: Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín giá rẻ – chỉ từ 1 triệu

➡️➡️➡️ Xem thêm: Dịch Vụ Chữ Ký Số Giá Rẻ – Chính Hãng Uy Tín

➡️➡️➡️ Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín có bảo hành – giá chỉ từ 500k

Các mức độ cấu thành nên sản phẩm

Sản phẩm có thể được chia thành 5 mức độ từ cơ bản đến phức tạp

sản phẩm
Các mức độ cấu thành nên sản phẩm là gì
  1. Lợi ích cốt lõi: là những lợi ích cơ bản mà người mua đã mua
  2. Sản phẩm chung: là sản phẩm cơ bản được thừa nhận đúng như thực trạng của nó
  3. Sản phẩm mong đợi: là những tập hợp những thuộc tính và điều kiện người mua thường mong đợi khi mua sản phẩm
  4. Sản phẩm hoàn thiện: là những dịch vụ và lợi ích phụ thêm mà người bán bổ sung vào để làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  5. Sản phẩm tiềm ẩn: là tập hợp những tính chất và dịch vụ mới có thể có mà cuối cùng sẽ được bổ sung vào hàng hóa.

Các cấp độ cấu thành nên sản phẩm là gì?

Những yếu tố, đặc tính và thông tin cấu thành nên 1 đơn vị sản phẩm và có thể có những chức năng marketing khác nhau.

Cấp độ cấu thành của sản phẩm
Cấp độ cấu thành của sản phẩm

Khi tạo ra một sản phẩm, người ta thường xếp các yếu tố đó theo 3 cấp độ:

Cấp độ 1: sản phẩm ý tưởng

Khi sáng tạo ra một mặt hàng thì nhà sản xuất phải nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố như:

  • Người mua cần gì?
  • Sản phẩm này sẽ thỏa mãn những điểm lợi ích cốt lõi mà khách hàng theo đuổi là gì?

Đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán ra cho khách hàng

Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn có thể thay đổi tùy những yếu tố hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân của khách hàng. Vì thế, đối với mỗi doanh nghiệp thì marketer phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau trong nhu cầu của họ.

Cấp độ 2: sản phẩm hiện thực

Cấp độ này bao gồm những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa như:

  • Đặc tính
  • Bố cục bề ngoài
  • Đặc thù
  • Tên nhãn hiệu cụ thể

Khách hàng sẽ dựa vào những yếu tố đó để tìm mua và phân biệt sự khác nhau giữa các hãng.

Cấp độ 3: sản phẩm bổ sung

Bao gồm các yếu tố:

  • Sự tiện lợi cho lắp đặt
  • Những dịch vụ bổ sung sau khi bán
  • Điều kiện bảo hành
  • Hình thức tín dụng

Nhờ những yếu tố này đã đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau trong nhận thức của người tiêu dùng.

Phân loại sản phẩm

Phân loại theo mức độ hoàn thành của sản phẩm

Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên vật liệu thô.

Các sản phẩm công nghiệp bao gồm:

  • Vật liệu thô và bán thành phẩm
  • Các thiết bị chính như máy móc công cụ và các công cụ dùng để sản xuất khác.
  • Các bộ phận hay các linh kiện để chế tạo ra sản phẩm.
  • Các sản phẩm dùng để vận hành các hoạt động kinh doanh.

Phân loại sản phẩm theo thói quen và hành vi mua

  • Các sản phẩm tiêu dùng được mua và sử dụng thường xuyên: Lương thực, thực phẩm,…
  • Các sản phẩm mua có suy nghĩ như các vật dụng mua không thường xuyên: Ti vi, máy lạnh,…
  • Các sản phẩm đặc biệt, chúng có sự nổi trội về khía cạnh nào đó: Ô tô,…
  • Các sản phẩm mua ngẫu hứng, không được khách hàng tìm mua, nhưng khi nhìn thấy sản phẩm hoặc được giới thiệu, khách hàng sẽ nghĩ đến việc mua nó.
  • Các sản phẩm thụ động: Đây là những sản phẩm khách hàng không biết hoặc không chủ động nghĩ đến nhưng lại có giá trị tiềm năng lớn đối với khách hàng: Các sản phẩm bảo hiểm.

Chu kỳ phát triển của sản phẩm

Hay còn gọi là vòng đời sản phẩm, gồm có các giai đoạn sau:

  • Tăng trưởng (quảng bá sản phẩm): là thời kỳ mức độ tiêu thụ tăng trưởng chậm
  • Phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên đáng kể,
  • Bão hòa: là thời kỳ có mức độ tiêu thụ chậm dần lại do hầu hết những người mua hàng tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm
  • Suy thoái: là thời kỳ có mức độ tiêu thụ theo chiều hướng đi xuống và lợi nhuận giảm

Vậy bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn hiểu về sản phẩm là gì trong một chung kỳ kinh doanh. Hãy theo dõi chúng tôi – GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP để có thêm nhiều thông tin về kinh tế và kinh doanh bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *