Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động chuẩn xác nhất 2021

Khi bước vào kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị rất nhiều. Trong đó, vốn lưu động là điều thiết yếu mà doanh nghiệp không được bỏ qua và xem nhẹ. Vậy vốn lưu động là gì? Ý nghĩa vốn lưu động đối với doanh nghiệp ra sao? Cách tính vốn lưu động thế nào? Tất cả những điều bạn thắc mắc sẽ nhanh chóng có lời giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng xem ngay nhé.

vốn lưu động là gì
Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là gì?

Thuật ngữ vốn lưu động thường xuất hiện trong kinh doanh. Vậy vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động trong tiếng anh gọi là Working capital (viết tắt WC) được xem là đại diện của nguồn lực sẵn có đảm bảo khả năng vận hành cơ bản của công ty. Vốn lưu động cùng với các tài sản cố định khác: máy móc, thiết bị,..được xem là một phần vốn hoạt động giúp cho công ty có điều kiện vận hành bình thường. Vốn lưu động thường được dùng để chi trả các khoản như: mua nhiên liệu, thanh toán khoản vay đến hạn, tiền lương nhân công, tiền thuê mặt bằng, văn phòng,…

Đối với mỗi công ty, vốn lưu động đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định khả năng vận hành trôi chảy. Nếu công ty không đáp ứng đủ nguồn vốn lưu động, các hoạt động kinh doanh có thể bị gián đoạn. Thiếu vốn lưu động và trì trệ kinh doanh sản xuất kéo dài, công ty có thể gặp khó khăn và phá sản.

Xem thêm:

??? Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín có bảo hành – giá chỉ từ 500k

??? [BẢNG GIÁ] Dịch Vụ Chữ Ký Số Giá Rẻ – Chính Hãng Uy Tín

??? Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín giá rẻ – chỉ từ 1 triệu

Cách tính vốn lưu động 

Sau khi đã tìm hiểu vốn lưu động là gì, chúng ta hãy cùng xem cách tính vốn lưu động như thế nào là chuẩn xác cho doanh nghiệp.

Vốn lưu động được tính theo quy định như sau: lấy tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn sẽ bằng vốn lưu động. Công thức biểu diễn cho cách tính này là:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

vốn lưu động là gì
Cách tính vốn lưu động

Trong đó, tài sản ngắn hạn được hiểu là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong 1 năm. Tài sản ngắn hạn bao gồm:

  • Tiền và tương đương tiền: tiền mặt, ngoại tệ, vàng kim,…
  • Tiền đầu tư ngắn hạn: tiền tiết kiệm gửi ngân hàng và trái phiếu ngắn hạn dưới 1 năm.
  • Tiền thu được từ các khoản bán chịu cho đại lý, người mua ngắn hạn.
  • Hàng còn trong kho: nguyên liệu, thành phẩm dùng để bán hoặc phục vụ hoạt động cho doanh nghiệp.
  • Các khoản tài sản ngắn hạn khác.

Đối với nợ ngắn hạn, đây là phần tiền mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán cho các khoản vay ngắn có thời hạn dưới 1 năm. Nợ ngắn hạn gồm các khoảng nợ vay và nợ dồn (thời hạn dưới 1 năm):

  • Nợ vay tài chính ngắn hạn: nợ doanh nghiệp vay ngân hàng thời hạn 1 năm.
  • Khoản thanh toán cho nhà cung cấp: tiền cần thanh toán khoản mua chịu của nhà cung cấp.
  • Các khoản nợ ngắn hạn khác.
Vốn lưu động
Tính vốn lưu động

Để biết chính xác tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn hiện thời, doanh nghiệp cần có bảng cân đối kế toán (bảng sao kê tài chính). Từ công thức tính vốn lưu động, chúng ta có thể biết nguồn vốn lưu động hiện hoạt của doanh nghiệp đang âm hay dương.

Chúng ta có thể lấy ví dụ cụ thể: công ty A có tài sản ngắn hạn là 1 tỷ 250 triệu đồng và nợ ngắn hạn cần trả là 350 triệu đồng. Vậy vốn lưu động của công ty A lúc này được tính:

  • Vốn lưu động công ty A: 1.250 – 350 = 900 triệu. 

Do đó, công ty A có vốn lưu động là 900 triệu và đang dương.

Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động còn được tính dựa trên các yếu tố khác như: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh.

Nếu bạn vẫn chưa biết rõ cách tính và còn những thắc mắc xoay quanh vốn lưu động là gì? Vốn lưu động bao nhiêu là đủ? Bạn có thể tìm đến dịch vụ doanh nghiệp Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ về dịch vụ kế toán, phần mềm kế toán,…Điều này giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và an tâm phát triển.

Vai trò của vốn lưu động

Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp ra sao?

vốn lưu động
Vai trò vốn lưu động
  • Vốn lưu động cho phép doanh nghiệp tiến hành đi vào hoạt động và duy trì kinh doanh sản xuất.
  • Vốn lưu động ảnh hưởng cơ cấu sản xuất của công ty: nguồn vốn lưu động cùng với nguyên liệu và nhân công đóng vai trò quan trọng để xây dựng cơ cấu hoạt động vững chắc. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp cành mạnh, khả năng hoạt động càng hiệu quả, giúp sản phẩm doanh nghiệp có chất lượng, mang đến lợi thế cạnh tranh giá cả.
  • Vốn lưu động quyết định đến quy mô doanh nghiệp: để mở rộng quy mô sản xuất, điều tiên quyết chính là công ty cần có nguồn vốn lưu động lớn và ổn định.

Như vậy, vốn lưu động là thước đo tài chính có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Qua những gì đã chia sẻ, bài viết mong bạn đã hiểu được vốn lưu động là gì và cách tính chính xác để áp dụng kinh doanh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *