Phần lớn ngân sách của nhà nước đến từ việc đóng thuế của công dân và các chủ doanh nghiệp. Đó chính là quyền và nghĩa vụ mà mỗi cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước đảm bảo an sinh xã hội. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thuế là gì, và những thông tin liên quan đến thuế khi muốn thành lập doanh nghiệp.
Thuế là gì?
Vậy thuế là gì? Đứng ở mỗi góc độ kinh thế, thuế được các chuyên gia định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.

Lịch sử của thuế được áp dụng lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN. Việc trốn thuế hoặc chống lại nộp thuế sẽ bị xử phạt nặng theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
??? Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín có bảo hành – giá chỉ từ 500k
??? [BẢNG GIÁ] Dịch Vụ Chữ Ký Số Giá Rẻ – Chính Hãng Uy Tín
??? Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín giá rẻ – chỉ từ 1 triệu
Nhà nước thu thuế để làm gì?
Sau khi hiểu thuế là gì, thì ta cũng hiểu được thuế nguồn lực tài chính quan trọng của nhà nước. Khi thuế được nộp vào ngân sách nhà nước, nhà nước sẽ sử dụng số tiền này để phục vụ an sinh xã hội và các phúc lợi của nhân dân. Ngân sách được chi tiêu vào những mục đích và lợi ích của quốc gia. Chính vì vậy, thuế rất quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của đất nước.
Về lợi ích kinh tế, thuế có vai trò to lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chúng có chức năng tạo nên tính công bằng trong kinh doanh. Thông qua hình thức thu thuế khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ đóng từng loại thuế khác nhau tùy thuộc vào hình thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khi xác định đúng đối tượng nộp thuế và chịu thuế, nhà nước sẽ xây dựng hợp lý mức thuế và khả năng người chịu thuế phải nộp. Điều này kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung.
Ngoài ra, nhà nước còn có chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp mới bằng cách hoàn lại thuế, giảm thuế.. để các chủ doanh nghiệp yên tâm tập trung vào việc phát triển công ty.

Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu
Thuế trực thu: Là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, tổ chức trong xã hội và người nộp thuế chính là người chịu thuế hay hiểu đơn giản là khấu trừ trực tiếp vào nguồn thu nhập của đối tượng chịu thuế.

Thuế trực thu ít tác động đến nền kinh tế của thị trường vì chúng đánh vào tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ về thuế trực thu áp dụng cho thuế thu nhập cá nhân:
Anh A ký hợp đồng lao động với công ty X với mức lương thu nhập hằng tháng 12 triệu đồng/tháng (đã trừ bảo hiểm xã hội bắt buộc). Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thuế thu nhập cá nhân đánh trực tiếp trên thu nhập hàng tháng của anh A, trong đó xác định mức đóng thuế vào tháng 7/2019 như sau:
Thu nhập tính thuế được xác định là tổng thu nhập khi đã trừ đi các khoản miễn thuế.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bằng Thông tư 92/2015/TT-BTC anh A không có người phụ thuộc nên được giảm trừ thu nhập cá nhân là 9 triệu đồng. Tức là mức thuế mà anh A phải chịu sẽ tính trên 3 triệu đồng (12 triệu – 9 triệu)
Với thu nhập để tính thuế mà nhỏ hơn 3 triệu thì mức thuế suất phải nộp sẽ là 5%.
Vậy, tiền thuế anh A sẽ phải nộp là: 3 triệu x 5% = 150.000 (một trăm năm mươi nghìn đồng)
Thuế gián thu: Tiền thuế do người mua hàng chịu, hình thức thu sẽ thu gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa. Chính vì vậy mà nó sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Ví dụ: bạn mua vé để chơi golf, thì tiền bạn thanh toán vé đó để được chơi golf đã bao gồm cả tiền thuế trong đó, đây là dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hay một ví dụ khác, khi bạn mua bia để uống thì tiền bạn trả cho người bán hàng đã bao gồm thuế. Đó được gọi là thuế gián thu.
4 loại thuế mà doanh nghiệp mới thành lập cần quan tâm
Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế mỗi năm bạn sẽ nộp một lần. Mức nộp sẽ dựa trên số vốn điều lệ mà doanh nghiệp bạn đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh.
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ sẽ nộp 3 triệu/năm
- Vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ là 2 triệu/năm
- Đối với chi nhánh văn phòng, địa điểm kinh doanh hay kho hàng của doanh nghiệp thì mức đóng là 1 triệu/ năm.
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế VAT là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo quy định Luật Thuế (GTGT) năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016 thuế được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp khấu trừ:Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra–Thuế GTGT đầu vào
- Phương pháp trực tiếp:Số thuế GTGT= GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Thuế GTGT có các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp X kinh doanh sản phẩm văn phòng phẩm. Ta tính tiền thuế phải đóng trong quý 1 như sau:
- Tổng tiền hàng doanh nghiệp mua vào từ nhà cung ứng là 55 triệu được thể hiện trên hóa đơn đỏ. Như vậy, 55 triệu đã bao gồm cả thuế VAT. Vì khi xuất hóa đơn tiền hàng, đơn vị cung ứng đã tính cả tiền thuế là 10%. Suy ra, hàng hóa mua trước thuế là 50 triệu, thuế 10% là 5 triệu. Nên tổng tiền hàng doanh nghiệp X trả cho đơn vị cung ứng mới là 55 triệu.
- Doanh nghiệp X bán lô hàng đó cho khách hàng, số tiền thể hiện trên hóa đơn đỏ là 110 triệu (số tiền này đã bao gồm thuế VAT 10%). Vậy, tiền hàng mà công ty X bán được là 100 triệu và thuế VAT là 10 triệu.
Nên, tổng số tiền VAT phải đóng cho cơ quan thuế là: 10 triệu – 5 triệu = 5 triệu đồng.
Thuế thu nhập cá nhân
Là tổng số các khoản thu nhập của cá nhân sẽ phải chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tương đương với tiền lương, tiền công mà cơ quan hoặc doanh nghiệp chi trả đã trả cho cá nhân.

Ví dụ, bạn là cá nhân không có người phụ thuộc, bạn có mức thu nhập ký trên hợp đồng của công ty nơi bạn là việc là 10 triệu/ tháng. Do không có người phụ thuộc nên tiền chịu thuế của bạn sẽ là 10 triệu – 9 triệu (mức không chịu thuế). Như vậy, mức chịu thuế của bạn chỉ còn lại 1 triệu. Như đã nói trên, khi mức thu nhập chịu thuế nhỏ hơn 5 triệu thì mức thuế suất phải nộp là 5%. Ta có, 5% của 1 triệu là 50 nghìn đồng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Là loại thuế mà doanh nghiệp cần kê khai vào cuối năm hoặc quý để nộp cho nhà nước. Thuế này được doanh nghiệp đóng khi kết thúc năm tài chính mà doanh nghiệp làm ăn có lời. Trong trường hợp lỗ sẽ được nhà nước miễn thuế.
Ví dụ: Một doanh nghiệp N mới thành lập vào ngày 01/05/2020 thì năm tài chính được chọn là từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2020, lúc này kỳ tính thuế đầu tiên sẽ là 01/05/2020 đến 30/04/2021.
Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu… giải thể vào ngày 30/06/2021 và có năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 thì kỳ tính thế cuối cùng được tính sẽ là từ 01/07/2010 đến 30/06/2021.
Lưu ý: Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối năm không vượt quá 15 tháng.
Cách tra cứu mã số thuế

Bạn có thể tải ứng dụng “tra cứu mã số thuế” về điện thoại để thực hiện việc tra cứu dễ dàng và tiện lợi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu trên trang web Mã số thuế, tra cứu trên trang web Thuế Việt Nam…Chỉ cần đăng nhập những thông tin liên quan đến doanh nghiệp mà bạn muốn tra cứu và vài thao tác thực hiện đơn giản là bạn đã tra ra mã số thuế của doanh nghiệp mình muốn tìm kiếm.
Bài viết là tổng hợp những thông tin liên quan đến thuế, cho chúng ta hiểu rõ thuế là gì. Dù là công dân bình thường hay là người sắp làm chủ một doanh nghiệp bạn cũng nên nắm vững những kiến thức này để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với nhà nước nhé! Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ kế toán được cung cấp bởi công ty chúng tôi khi bạn có nhu cầu sử dụng.