Khi đầu tư kinh doanh, bạn sẽ nghe rất nhiều về thuật ngữ thoái vốn. Cũng giống như đầu tư, thoái vốn là một động thái tất yếu cần có trong hoạt động kinh doanh khi cần tập trung và tái tạo lại nguồn vốn từ các công ty, dự án hoạt động yếu kém để tập trung vào các lĩnh vực then chốt. Vậy thoái vốn là gì? Thoái vốn nhà nước là gì? Lý do dẫn đến thoái vốn do đâu? Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay nhé.

Thoái vốn là gì?
Thoái vốn là gì và được hiểu như thế nào? Thoái vốn trong tiếng anh được gọi là Divestment. Đây là hành động cắt giảm hoặc rút vốn đầu tư (tiền, tài sản,…) vào các dự án lĩnh vực chính trị, tài chính,…Thoái vốn là một trong những chiến lược và nỗ lực để tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực chủ chốt. Các hình thức thoái vốn thường thấy là: chuyển nhượng, bán cổ phần hoặc bán trực tiếp tài sản. Thoái vốn không chỉ xảy ra trong các doanh nghiệp mà còn có thoái vốn Nhà nước. Vậy thoái vốn nhà nước là gì?
Thoái vốn nhà nước là việc một tổ chức hay chính phủ thanh lý, bán lại tài sản, rút vốn khỏi công ty con. Động thái này nhằm tái cấu trúc nguồn vốn để đầu tư vào các dự án, tổ chức hoạt động kinh doanh, sản xuất đang vận hành tốt hơn. Theo quyết định 51/2014/QĐ-TTg ban hành ngày 15/09/2014, việc thoái vốn cần thực hiện theo đúng Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/07/2013 dựa trên nguyên tắc:
- Việc thoái vốn dưới mệnh giá và dưới sổ sách kế toán phải đảm bảo hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất khi chuyển nhượng vốn.
- Việc chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận chỉ thực hiện khi không bán đấu giá thành công, hoặc không bán hết cổ phần nhà nước qua hình thức đấu giá. Trừ trường hợp bán thỏa thuận các cổ phiếu đã niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn Upcom với giá bán thỏa thuận quy định tại Khoản 1 Điều 4 của quyết định số 51/2014. Trường hợp bán thỏa thuận không thành công thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo chủ sở hữu vốn nhà nước đề nghị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) xem xét, mua lại.
- Doanh nghiệp cần trích lập bổ sung cho đủ dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.

Thoái vốn là gì? Các hình thức thoái vốn như thế nào? Hiện nay, thoái vốn có thể thực hiện thông qua:
- Spin-off: đây là cách thoái vốn không thông qua tiền mặt và được miễn thuế. Cụ thể, công ty mẹ sẽ chia lại cổ phiếu công ty con cho cổ đông. Từ đây công ty con sẽ hoạt động độc lập.
- Bán cổ phần khơi mào: công ty mẹ tiến hành bán cổ phần công ty con trên thị trường chứng khoán với một tỷ lệ nhất định. Giao dịch cổ phần theo cách này thường được miễn thuế và trao đổi bình đẳng giữa tiền mặt lấy cổ phiếu. Nhờ vào bán cổ phần khơi mào, công ty mẹ có thể thu được một khoản doanh thu giao dịch, huy động lại vốn đầu tư và nắm được quyền kiểm soát.
- Bán trực tiếp tài sản: đây là phương thức thoái vốn phổ biến. Công ty mẹ sẽ bán trực tiếp bất động sản, tài sản, thiết bị để thu tiền mặt. Hình thức này có thể liên quan đến thuế khi tài sản bán đi thu được lợi nhuận.
Xem thêm:
??? Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín có bảo hành – giá chỉ từ 500k
??? [BẢNG GIÁ] Dịch Vụ Chữ Ký Số Giá Rẻ – Chính Hãng Uy Tín
??? Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín giá rẻ – chỉ từ 1 triệu
Lý do khiến các doanh nghiệp thoái vốn
Sau khi hiểu thoái vốn là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thoái vốn. Lý do thoái vốn có thể bắt nguồn từ sự chủ động và có thể bị động do ảnh hưởng bởi các áp lực về kinh tế, chính trị và xã hội,..Cụ thể là do:
- Với các doanh nghiệp chủ động thoái vốn: nhằm cắt bớt các lĩnh vực hoạt động chưa tốt, tập trung nguồn tiền và nguồn lực vào mảng kinh doanh chính.
- Các doanh nghiệp bị động: thoái vốn là cách thức giúp doanh nghiệp giải phóng được thời gian, trí lực và tiền vốn để có tài nguyên duy trì và cơ cấu lại công ty mẹ đang gặp khó khăn tài chính.
Cần làm gì khi bị thoái vốn?
Thoái vốn là gì và cần xử lý thế nào khi bị thoái vốn là câu hỏi luôn được nhiều người quan tâm. Như đã phân tích, thoái vốn có cả hai mặt: vừa là cơ hội cho các công ty đổi mới phương thức hoạt động tốt hơn, đồng thời cũng là áp lực cho doanh nghiệp phải vượt qua. Do đó, doanh nghiệp cần bình tĩnh và thực hiện:
- Doanh nghiệp cần thông tin nội bộ kịp thời nhằm đảm bảo tinh thần cho nhân viên và tìm ra cách xử lý hiệu quả.
- Tìm hiểu các nguyên nhân có thể dẫn đến thoái vốn nhằm khắc phục và hạn chế rủi ro.
- Tìm đối tác mới và tìm hiểu kỹ về đối tác để có hướng đồng hành phát triển lâu dài.
- Phân bổ lại nguồn vốn.
- Quay về quản lý và kinh doanh lĩnh vực then chốt của công ty. Điều này giúp doanh nghiệp ổn định lại tình hình và thu hút các nhà đầu tư khác.

Như vậy, thông qua việc hiểu hơn về thoái vốn là gì và lý do thoái vốn, bạn sẽ biết cách ứng phó để giúp doanh nghiệp của mình đứng vững và phát triển hơn. Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn về việc tính toán dòng tiền bạn có thể liên hệ với Giải pháp doanh nghiệp để được tư vấn cụ thể hơn.