Giá vốn hàng bán đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi lợi nhuận và định hướng sự phát triển kinh doanh. Vậy giá vốn hàng bán là gì? cách tính ra sao. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác cho mình nhé.
Khái niệm giá vốn hàng bán là gì?
Để kinh doanh và duy trì hoạt động doanh nghiệp tốt, chúng ta cần biết hiểu rõ về giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (COGS) là giá vốn của sản phẩm bán ra tiêu thụ trong một khoản thời gian nhất định. Trong báo cáo kế toán, có thể hiểu giá vốn hàng bán là tất cả các khoản phí để tạo ra sản phẩm: chi phí nhiên liệu, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, phí nhân công, phí quản lý doanh nghiệp,…

Giá vốn hàng bán sẽ phụ thuộc vào loại hình của công ty mà có các khoản vốn hàng bán khác nhau, cụ thể:
- Đối với công ty thương mại (nhập hàng có sẵn bán lại): vốn hàng bán sẽ bao gồm các khoản phí: tiền nhập hàng từ nhà cung cấp, tiền phí vận chuyển hàng về kho, tiền bảo hiểm hàng hóa, thuế hàng hóa,…
- Đối với công ty sản xuất: vốn hàng bán sẽ có nhiều chi phí hơn do thêm các khoản: tiền nguyên vật liệu để sản xuất, tiền vận hành sản xuất,…
Giá vốn hàng bán ở mỗi công ty còn phụ thuộc vào chính sách và điều kiện mua bán giữa nhà cung ứng và đại lý.
Xem thêm:
??? Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín có bảo hành – giá chỉ từ 500k
??? [BẢNG GIÁ] Dịch Vụ Chữ Ký Số Giá Rẻ – Chính Hãng Uy Tín
??? Dịch vụ làm báo cáo tài chính uy tín giá rẻ – chỉ từ 1 triệu
Giá vốn sinh ra để làm gì?
Ngoài tìm hiểu giá vốn hàng bán là gì, chúng ta cũng cần hiểu thêm giá vốn sinh ra để làm gì nhằm có kế hoạch quản lý kinh doanh phù hợp.
Giá cả thị trường luôn không ngừng biến động, tại các thời điểm khác nhau, giá nhập hàng của doanh nghiệp cũng chịu tác động không giống nhau.
Lấy ví dụ: 1 lô nón lưỡi trai nhập vào tháng 1 có giá 30 nghìn/cái. Vào mùa hè, nhu cầu mua nón của người tiêu dùng tăng lên, giá của 1 lô nón nhập về là: 50 nghìn/cái.
Chính sự chênh lệch về giá nhập hàng ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ ảnh hưởng giá vốn hàng bán. Điều này đòi hỏi các hộ kinh doanh, doanh nghiệp cần có biện pháp tính toán giá vốn hàng bán chuẩn xác để theo dõi tình hình kinh doanh và sự phát triển của công ty mình.
Cách tính giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là gì và cách tính mới nhất hiện nay như thế nào? Bài viết sẽ mách nước bạn những cách tính giá vốn hàng bán có tính chuẩn xác cao theo đúng quy định của thông tư 200/2014/TT-BTC.

Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)
Công thức này dựa trên nguyên lý hàng được sản xuất trước hoặc nhập kho trước thì được xuất trước. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là giá trị hàng nhập về hoặc sản xuất gần cuối kỳ.
Ưu điểm của phương pháp FIFO là:
- Tính được ngay giá vốn hàng bán ở mỗi lần xuất hàng.
- Đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng và liên tục cho bộ phận kế toán.
Nhược điểm của phương pháp FIFO là:
- Chỉ áp dụng với doanh nghiệp kinh doanh hàng: mỹ phẩm, thuốc,..hoặc thiết bị điện tử, gia dụng,…
- Không áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
- Việc ghi chép nhập xuất liên tục gây tốn kém chi phí hạch toán.
- Chỉ áp dụng khi hàng hóa có giá tương đối bình ổn.
Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)
Phương pháp LIFO tính toán bằng cách lấy mặt hàng nhập vào kho hay sản xuất sau mang ra xuất trước để định giá vốn hàng bán ban đầu. LIFO thường được các doanh nghiệp chuyển sản xuất và mua bán xe ô tô ưa dùng vì tận dụng được thuế thấp khi giá tăng và dòng tiền cao hơn.
Công thức tính Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là gì? Công thức tính giá vốn hàng bán theo cách Bình quân gia quyền như thế nào? Cụ thể, mỗi lần hàng hóa được xuất sẽ tính lại theo công thức:
MAC = ( A + B ) / C
Trong đó:
- MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
- A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
- B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
- C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập

Ưu điểm của phương pháp là tính chuẩn xác cao, đơn giản và tiện dụng, không tốn nhiều thời gian nhờ phần mềm kỹ thuật hiện đại.
Nhược điểm: phải đảm bảo số liệu chính xác.
Nguyên nhân giá vốn hàng bán bị sai và cách khắc phục
Giá vốn hàng bán là gì? Nguyên nhân nào gây tính sai giá vốn hàng bán. Thông thường giá vốn hàng bán bị tính sai chủ yếu do:
- Sai quy trình bán hàng âm: nhà bán hàng thường mang bán trước rồi mới nhập dữ liệu và mã sản phẩm sau. Chính điều này dẫn đến giá vốn hàng bán bị đẩy cao, không sát với thực tế.
- Sai quy trình trả hàng: khi trả một phần hàng hóa cho nhà cung cấp trên một lượng hàng đã bán ra, chủ kinh doanh cần vào hệ thống hạch toán giá vốn hàng bán lại. Nếu bỏ quên hoặc làm sai bước này, giá vốn hàng bán cũng bị sai lệch nghiêm trọng.
Cách khắc phục chủ yếu là xử lý dữ liệu và thực hiện theo đúng quy trình. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến Dịch vụ doanh nghiệp Hà Nội để nhận được sự hỗ về phần mềm kế toán chuyên nghiệp.
Hướng dẫn cách hạch toán giá vốn hàng bán TK 632
Giá vốn hàng bán là gì? Cách hạch toán TK 632 ra sao? Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, các hạch toán giá vốn hàng bán như sau:
Doanh nghiệp sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Sau mỗi lần xuất bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ ghi:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Có các TK 154, 155, 156, 157,…
Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
- Nợ các TK 155,156
- Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
- Đối với doanh nghiệp thương mại:
Vào cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
- Có TK 611 – Mua hàng.
Vào cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ :
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Có TK 155 – Thành phẩm.
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.
Giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho, giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi:
- Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Có TK 631 – Giá thành sản phẩm.
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ tài khoản 155 “Thành phẩm”, ghi:
- Nợ TK 155 – Thành phẩm
- Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Cuối kỳ, xác định trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán, ghi:
- Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
- Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Như vậy, thông qua việc chia sẻ định nghĩa về giá vốn hàng bán là gì và các công thức tính giá vốn hàng bán cũng như cách hạch toán giá vốn hàng bán TK 632, bài viết hy vọng bạn sẽ quản lý mô hình kinh doanh của mình hiệu quả và phát triển hơn.